Thách thức và sự tăng trưởng ngành gỗ năm 2017

Hàng loạt sự thay đổi trong nguồn cung gỗ từ các quốc gia trong khu vực, đã đặt ra những bài toán đầy thách thức cho việc đảm bảo nguồn cung cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ đáp ứng mức tăng trưởng ở mức 10-15%/năm mà vẫn phải đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Năm 2016 Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán VPA/FLEGT và sau khi Hiệp định có hiệu lực, tất cả các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU đều phải có nguồn gốc hợp pháp. Cùng với sự thay đổi về chính sách quản lý gỗ ở Myanmar, Lào hay Trung Quốc theo chiều hướng siết chặt xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ sẽ tác động rất lớn tới nguồn cung gỗ của Việt Nam.

  • THÁCH THỨC TỪ NGUỒN CUNG

    Trong 10 năm trở lại đây ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, giá trị xuất khẩu của ngành vào năm 2010 tăng 16 lần so với năm 2000, và trong giai đoạn 5 năm gần đây (từ năm 2010 so với năm 2015) giá trị xuất khẩu ngành gỗ tăng gấp 2 lần.

    Nhưng chất lượng gỗ từ rừng trồng của Việt Nam có chất lượng không đồng đều, chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, chất lượng gỗ chưa được cải thiện, năng suất tính trên 1 ha cho một chu kỳ chưa cao, và chưa đáp ứng được những loại gỗ có đường kính lớn cho chế biến xuất khẩu gỗ. Và nếu nhìn vào con số khối lượng gỗ trung bình mà ngành gỗ sử dụng trong một năm là 31 triệu m3, để phục vụ cho thị trường nội địa cũng như chế biến xuất khẩu, thì đó là thách thức không thể giải quyết trong thời gian gần.

    Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ phải giải quyết hàng loạt những vấn đề như cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng sẽ diễn ra gay gắt. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với các thương nhân Trung Quốc vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam, khi Chính phủ Trung Quốc đã cấm khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Và để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu gỗ đó, thương nhân Trung Quốc sẽ tràn ra các nước trên thế giới để thu mua nguyên liệu không chỉ ở thị trường Việt Nam mà các thị trường thế giới Việt nam đã và đang thu mua. Bên cạnh đó, các nước Lào và Campuchia đã có chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng, sẽ càng khiến cho sự cạnh tranh này quyết liệt hơn.

    Ông Quyền nhấn mạnh, thách thức về gỗ có chứng chỉ FSC, PEFC sẽ đặt các doanh nghiệp và cả những đầu mối cung cấp nguyên liệu vào cửa hẹp. Vì đối với gỗ rừng trồng, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC (chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước), đó là con số quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế. Và trong các năm tới, nguồn cung gỗ phải đảm bảo 100% có chứng chỉ FSC là thử thách lớn nhất với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

    Trong khi đó, việc tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp cũng là vấn đề gây đau đầu với các doanh nghiệp, khi Việt Nam mua gỗ từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vẫn còn những nguồn chưa thật sự được kiểm soát. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình từ 7,5 – 8 triệu m3 gỗ tròn và tăng hàng năm càng tạo ra áp lực lớn hơn cho ngành gỗ.

  •  
  • Ngành chế biến gỗ năm 2017: Vượt thách thức, kéo tăng trưởng

TÌM LỢI THẾ TRONG NĂM 2017

Theo bà Dương Phương Thảo – Bộ Công thương, thị trường đồ gỗ hiện tại có giá trị khoảng 400 tỉ USD, và Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển. Nhưng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng mới, và thị trường thế giới sẽ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn, đó là một vấn đề các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần tính toán để xây dựng được lộ trình phát triển, giá thành sản phẩm hợp lý trong năm tới.

Bà Thảo nhận định, nhu cầu nguồn gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên, nhưng cung sẽ thiếu hụt, và quan trọng hơn mức tăng trưởng của ngành trong năm 2017 nhiều khả năng tăng một con số (dưới 10%), và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam cần đánh giá chính xác ở giá cả, chất lượng và nguồn cung. Và Chính phủ sẽ có cơ chế hợp lý để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp về việc liên kết các nguồn nguyên liệu trên thị trường.

Còn ông Bùi Như Việt – Phó chủ tịch Hội chế biến gỗ tình Bình Dương khuyến nghị, chính sách trồng rừng, bao gồm: thuế đối với sản phẩm phôi gỗ cao su, cải thiện giống đối với cây keo, tràm và cao su và các giải pháp đồng bộ khác sẽ giải quyết phần nào các thách thức của ngành gỗ trong năm 2017.

Và theo ông Trần Lê Huy – Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA), lợi thế của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam sẽ là các quyết định của Chính phủ về hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả, sẽ bảo vệ được nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong năm tới, cũng như giúp các doanh nghiệp chế biến giảm bớt áp lực từ nguồn cung, và tạo ra được hướng phát triển ổn định.

Máy chế biến gỗ Funing!

Việt Nam tăng nhập khẩu gỗ

Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 160-170 loài gỗ nguyên liệu, trong đó có 20-30 loài có số lượng nhập khẩu trên 10.000 m3/loài/năm. Sự đa dạng trong các loài nhập khẩu không chỉ thể hiện qua con số tổng số loài nhập khẩu hàng năm mà còn qua góc độ cùng một loài được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ trong năm 2015 cùng một loài gỗ hương xẻ được nhập khẩu từ 28 quốc gia; Trong 7 tháng đầu 2016, cùng loài gỗ lim tròn được nhập khẩu từ 20 quốc gia.

Lượng gỗ tròn và xẻ (sau đây được gọi là gỗ nguyên liệu) nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm khoảng 4-4,5 triệu m3, tương đương trên 1,5 tỉ USD về giá trị có xu hướng ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến phục vụ xuất khẩu và cho tiêu thụ nội địa. Lượng gỗ nhập khẩu tăng cho thấy ngành gỗ của Việt Nam vẫn trên đà phát triển.

Có sự biến động lớn trong các loài gỗ nhập khẩu, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng của các loài gỗ quý có tính rủi ro cao được nhập khẩu từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông. Suy giảm nhập khẩu từ nguồn này tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu từ các nguồn này và tới các làng nghề gỗ truyền thống có sử dụng các loài gỗ quý. Tuy nhiên, giảm cung từ các nguồn này cũng có thể  góp phần nâng cao hình ảnh của ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung, từ đó góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai.

Hiện đang có tín hiệu về sự dịch chuyển trong cơ cấu gỗ nguyên liệu nhập khẩu các loài gỗ từ các nguồn có độ rủi ro cao sang các nguồn cung có độ rủi ro thấp. Tỉ trọng gỗ tròn nhập khẩu từ các nguồn có độ rủi ro cao giảm từ 60% trong tổng lượng gỗ tròn nhập khẩu từ năm 2013-2014 xuống còn 50% trong những năm gần đây; tỉ trọng các loài gỗ xẻ nhập khẩu từ nguồn rủi ro cao giảm từ trên 30% năm những năm 2013-2014 xuống còn khoảng trên 20% kể từ 2015 đến nay. Đây là những tín hiệu tốt, thể hiện những thay đổi tích cực của ngành gỗ trong việc đáp ứng các quy định về tính hợp pháp của gỗ tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu.

Dịch chuyển  về nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam còn thể hiện từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông sang khu vực Châu Phi. Động lực dẫn đến sự dịch chuyển này là một phần nỗ lực của một số doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung mới, thay thế cho nguồn cung từ khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông hiện đang ngày càng bị hạn chế. Điều này làm cho tính đa dạng của các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.

Tính đa dạng trong các loài nhập khẩu và số lượng lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm sẽ tạo ra những thách thức lớn trong việc thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu hiệu quả trong tương lai. Để xây dựng các cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu đòi hỏi những cơ sở dữ liệu có liên quan đến từng loài gỗ cụ thể nhập khẩu. Điều này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan và không chỉ đơn thuần là công việc của cơ quan quản lý.

Máy chế biến gỗ Funing!

Làm sao để tăng năng lực cạnh tranh ngành gỗ

ĐI TÌM GIẢI PHÁP

Theo ông Trần Lê Huy – Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, chế biến gỗ là một trong 7 ngành công nghiệp ưu tiên và cần có các ưu tiên cụ thể để có thể biến ngành công nghiệp chế biến gỗ thành ngành mũi nhọn.

Theo đó, cần có quy hoạch tập trung và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng và thương mại trong nước với các loài cây phù hợp với nhu cầu của thị trường, về loại gỗ, về tính hợp pháp. Và các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hợp lý để các cơ sở tư nhân, phát triển cơ sở sơ chế, xử lý bảo quản, .. trung tâm, sản giao dịch gỗ. Còn ngành gỗ  cần đặt trọng tâm nâng cao năng suất lao động và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, để tăng sức cạnh tranh cho ngành.

Còn ông Nguyễn Phúc – Tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương đánh giá, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường chính xác, định hướng phát triển sản phẩm hợp lý. Cần nhất là thay đổi tư duy sản xuất, từ qui mô nhỏ lên qui mô lớn để tăng sức cạnh tranh cho cả ngành. Điều này cần có định hướng tốt từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo ông Phạm Văn Bình, Chủ tịch hội chế biến gỗ Đồng Nai, ngành gỗ đang là ngành xuất siêu, tuy nhiên chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài, với lợi thế về máy móc, công nghệ, nhà xưởng. Bên cạnh đó, chi phí trung gian của ngành gỗ quá cao, khi không trực tiếp xuất khẩu được. Nếu tìm ra cách tiếp cận trực tiếp hơn, năng lực cạnh tranh của ngành sẽ tốt hơn. Ông cũng kiến nghị rằng, các cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu tiên trong thời gian tới để tạo lợi thế cho ngành gỗ tăng trưởng. Trong thời gian tới, kêu gọi đầu tư nước ngoài giúp giá trị kim ngạch gỗ tăng hơn cũng là một biện pháp tốt.

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HaWa), các yếu tố thuộc về nhân lực như nguồn nhân lực còn yếu, và tay nghề yếu, khiến cho khả năng cạnh tranh lao động của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam thấp hơn. Mặt khác, khi hội nhập, lao động giữa các nước trong khối ASEAN sẽ có sự dịch chuyển cao, làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam trong các năm gần đây luôn tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ suy thoái, thì xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn phát triển. Và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, cùng việc đầu tư của các công ty nước ngoài đã góp phần là tăng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam, giúp các doanh nghiệp vừa học hỏi, vừa cọ xát. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam chưa thật sự như kì vọng.

NHỮNG ÁP LỰC CẠNH TRANH

Việt Nam có khoảng 3.930 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm 93%, doanh nghiệp vừa chỉ là 5.5%, và doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1%. Đó là một thực trạng không thể thay đổi trong nhiều năm tới, có nghĩa là ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang dựa hoàn toàn vào 93% doanh nghiệp nhỏ để phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng.

Mặt khác, phân bổ của doanh nghiệp chế biến gỗ không đồng đều, đông nhất là Đông Nam bộ chiếm 54,8%;  Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng đều chiếm 7,9%; ít doanh nghiệp chế biến gỗ nhất là vùng Đông Bắc (5%) và Bắc Trung Bộ (4,7%). Vấn đề là, nguồn nguyên liệu chính cho ngành thì thường tập trung nhiều ở các khu vực có ít doanh nghiệp chế biến gỗ.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu, tuy nhiên theo thống kê chưa đầy đủ, xung quanh khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long an, Bà Rịa có 230 DN phụ trợ như: máy móc, bao bì, thiết bị, sơn,…. trong đó máy móc thiết bị (chiếm 50%); bao bì có 23 doanh nghiệp sản xuất, đó chính là một trong những cơ sở để ngành gỗ phát triển theo chiều sâu.

Nhưng các doanh nghiệp lại gặp một khó khăn khác trong thời gian qua là việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đã chuyển hàng từ nước ngoài vào Việt Nam để được hưởng lợi thế, việc này làm tăng đột biến giá trị xuất khẩu, và khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam có thể bị kiện chống bán phá giá. Mặt khác, phí vận chuyển tăng, giá cước tăng, cũng làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là những vấn đề cần giải quyết trong thời gian trước mắt.

Theo ông Hạnh, chế biến gỗ kích thích việc trồng rừng, tạo nguồn nguyên liệu hợp pháp cho ngành và thúc đẩy việc trồng rừng, chế biến gỗ không phá rừng mà làm tăng độ che phủ rừng trong suốt thập kỷ qua. Việc phát triển chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng, tạo sinh kế cho người dân, và thông qua đó có thể trong tương lại bán được tín chỉ Cacbon, nên cần có chính sách hỗ trợ sát sao hơn cho ngành trong thời gian tới.

 

Máy chế biến gỗ Funing !

Linh kiện không thể thiếu trong ngành gỗ

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đang là ngành có xu hướng phát triển nhất hiện nay do hầu hết xu hướng trang trí không gian sống theo phương thức cổ điển.

Các mặt hàng đồ gỗ hiện nay có nhiều mẫu mã đa dạng, sản phẩm không còn đóng đinh theo những mô típ truyền thống nữa mà dần phát triển thêm nhiều sản phẩm đa dạng hơn, chuyên nghiệp hơn, có tính thẩm mỹ, giá trị kinh tế cao.

Từ xưa đến nay các sản phảm gỗ ra đời được mọi người tin tưởng lựa chọn do sự lâu bền với thời gian  cùng với chất gỗ tốt càng chơi nước gỗ càng đẹp, càng bóng, càng mịn. Đồng thòi gỗ là sản phẩm rất dễ kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên sự mới lạ cho sản phẩm tưởng như thân thuộc hàng ngày với chúng ta rồi.

vat-tu-nganh-go

Vật tư ngành gỗ kèm theo khi sản xuất gỗ từ xưa là những dụng cụ rất đơn giản như đục, bào, cưa,… các nghệ nhân xưa hay sử dụng đinh làm băng tre thay vì đinh sắt như bây giờ cho các sản phẩm. Sản phẩm xưa tuy dụng cụ thô sơ song có rất nhiều nét chạm khắc điêu luyện, sống động đi cung năm tháng và là những nét đặc trưng tạo nên lịch sử văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, gỗ được sản xuất hàng loạt với những trang thiết bị hiện đại, có hệ thống máy móc đo lường một cách chính xác. Và đặc biệt có thể sản xuất đại trà với số lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một các kịp thời nhất.

Hiện có rất nhiều cơ sở kinh doanh mảng vật tư ngành gỗ này, sản phẩm trên thị trường rất  muôn hình muôn vẻ, giá cả cạnh tranh vàmáy chế biến gỗ Funing là công ty có chất lượng sản phẩm đảm bảo tốt nhất tại Việ Nam.

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie là đơn vị chuyên cung cấp các vật tư ngành gỗ như: lưỡi cưa, mũi khoan, mũi đục, giấy nhám, keo hạt, đá mài, đánh bóng, lô tì, mắt xích băng tải, lưỡi bào, dao phay, bản lề, day trượt, dây cu-roa …

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie

Địa chỉ: Số 25, Ngõ số 2, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội.

Số điện thoại: 0466.578.928

Fax: +844-37856122

Email: thegioimaychebiengo@gmail.com

Website: http://thegioimaychebiengo.com/

Hotline: 0983.132.389

Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu mạnh

So với 9 tháng của năm 2015, mặt hàng xuất khẩu dầu thô chỉ đạt 2,9 tỉ USD, thì giá trị xuất khẩu của gỗ đã đạt trên 4,9 tỉ USD, xuất khẩu gỗ 9 tháng đầu năm tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, mặt hàng gỗ xuất khẩu có giá trị vượt trội so với mặt hàng xuất khẩu chiến lược là dầu thô hơn 3,3 tỉ USD, tính chung, mỗi tháng gỗ vượt giá trị xuất khẩu của dầu thô hơn 350 triệu USD. Dự đoán, năm 2016 sẽ là năm thứ 2, giá trị xuất khẩu gỗ vượt qua mặt dầu thô kể từ năm 2015.

Tổng cục Hải quan vừa công bố danh sách các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm của Việt Nam. Theo danh sách này, trong các mặt hàng xuất khẩu nông lâm, thủy sản, gỗ, thủy sản, rau quả là những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó thủy sản và gỗ là mặt hàng xuất khẩu đạt ngưỡng 5 tỉ USD.

nganh-go-viet-nam-ngay-cang-phat-trien

Gỗ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua luôn đạt giá trị gia tăng cao

Đáng nói, tính đến hết tháng 9/2016, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt khoảng 5 tỉ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 1,7 tỉ USD của dầu thô. Xuất khẩu dầu thô giảm 24% về lượng và 43% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong tháng 9/2016 xuất khẩu gỗ đạt hơn 577 triệu USD, xuất khẩu dầu thô chỉ thu về vỏn vẹn gần 200 triệu USD.

So sánh với các năm như 2015, dầu thô xuất khẩu đạt 2,8 tỉ USD, với 6,5 triệu tấn, thì mặt hàng gỗ xuất khẩu đã đạt 6,8 tỉ USD, tăng hơn 10,6% so với cùng kỳ, vượt trên 4 tỉ USD so với dầu thô.

Theo đánh giá sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2016 có thể sẽ là năm thứ 2 kim ngạch xuất khẩu gỗ tiếp tục vượt qua dầu thô về giá trị xuất khẩu, đóng góp vào cân bằng cán cân thương mại, giúp tăng tỉ lệ xuất siêu. Đây có thể là năm thứ 2 liên tiếp, mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu vượt sản phẩm dầu thô – mặt hàng xuất khẩu chiến lược nhiều năm.

So sánh với các năm trước, từ năm 2010 – đến 2014, chưa năm nào đồ gỗ xuất khẩu vượt qua dầu thô. Năm 2014, dầu thô xuất khẩu đạt 7,2 tỉ USD, thì gỗ xuất khẩu chỉ đạt 6,2 tỉ USD, 9 tháng của năm năm 2014, dầu thô 5,8 tỉ USD thì đồ gỗ cũng chỉ xuất khẩu 4.4 tỉ USD. Năm cao điểm, thời thịnh hành của dầu mỏ, xuất khẩu dầu đạt 7,2 tỉ USD, trong khi gỗ chỉ đạt 3,9 tỉ USD.

Trên thực tế, trong dự toán thu ngân sách được Quốc hội đưa ra, dầu thô được xem là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, đem lại nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, bối cảnh giá dầu thô thế giới sụt giảm, dầu thô xuất khẩu không còn được xem là “vựa thu ngân sách”.

Trên thực tế, kim ngach xuất khẩu mặt hàng này cũng đã giảm sút mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể năm 2014 trung bình giá dầu thô xuất khẩu (USD/tấn – theo tính toán của Hải quan) luôn giảm hàng trăm USD/tấn. Năm 2014, trung bình giá dầu thô xuất khẩu đạt 774 USD/tấn (tổng xuất khẩu đạt 7,2 tỉ USD/9,3 triệu tấn); 9 tháng đầu năm 2015, giá trung bình còn 417 USD/tấn (tổng giá trị xuất khẩu 2,9 tỉ USD/6,9 triệu tấn), 9 tháng năm 2016, giá dầu thô trung bình chỉ đạt 326 USD/tấn (tổng giá trị xuất khẩu 1,7 tỉ USD/5,2 triệu tấn).

Theo Hiệp hội Gỗ và chế biến Lâm sản Việt Nam, hiện hầu hết gỗ nguyên liệu cho sản xuất trong nước được nhập khẩu, nguồn gỗ trong nước rất ít. Mỗi năm Việt Nam phải nhập gỗ từ 100 quốc gia trên thế giới, thị trường cung cấp nhiều nhất là Hoa Kỳ, Eu và một số nước Đông Nam Á khác. Thị trường xuất khẩu cũng chủ yếu là các nước trên. Theo con số báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9/2016, cả nước nhập hơn 1,29 tỉ USD gỗ nguyên liệu, thị trường chính là Mỹ, EU, Indonesia và một số nước ASEAN.

Máy chế biến gỗ Funing!

Liệu gỗ tự nhiên có đủ dùng?

  • Doanh nghiệp lo thiếu gỗ

Từ năm 2016, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ đều đòi hỏi các chứng chỉ gỗ hợp pháp, khiến doanh nghiệp kinh doanh gỗ cần nguồn vốn để đầu tư đổi mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

 Ngày 28/9, tại Hội thảo “Các công cụ tài chính và kỹ thuật khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu xuất khẩu gỗ”, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết: Khoảng 93% doanh nghiệp gỗ tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, với điểm yếu chung là thiếu vốn và yếu về tiếp cận thị trường.

 Theo các doanh nghiệp ngành gỗ và sản phẩm gỗ, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần cơ chế chính sách phù hợp để ngành gỗ và sản phẩm gỗ phát triển và nâng cao tính cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt các chính sách liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng, tín dụng, đầu tư, pháp luật kinh doanh… để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành tham gia sản xuất, kinh doanh.

 Điển hình, những tháng cuối năm là cơ hội kinh doanh của nhiều ngành hàng; trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, ngành gỗ đang gặp nhiều thách thức về nội lực xuất khẩu và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2016 có thể thấp hơn mục tiêu đã đề ra, nếu các thị trường trọng điểm nhập khẩu gỗ của Việt Nam và những chính sách về tài chính, ngân hàng, hải quan không ổn định.

 Ông Phạm Anh Quốc- Giám đốc Tài chính Công ty cổ phần Hà Ân cho biết: Hiện nay, cơ chế tín dụng chưa thông thoáng cũng như đảm bảo hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu như kỳ vọng của doanh nghiệp. Nhìn chung, muốn vay vốn thì doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp mà điều này không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được.

 Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước thì thủ tục phức tạp, nên doanh nghiệp cũng khó tiếp cận. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, nguồn vốn càng khan hiếm đối với doanh nghiệp hơn khi đơn vị nào cũng có nhu cầu cao.

 Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh: Cơ quan quản lý Nhà nước đang nỗ lực ban hành các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp; trong đó tập trung vào lĩnh vực tài chính, lãi suất, tỷ giá; đẩy mạnh thông tin về các Hiệp định thương mại tự do. Riêng các chương trình hỗ trợ vốn đang hướng vào những hoạt động đổi mới sáng tạo, công nghệ, nâng cao năng suất, phát triển chuỗi cung ứng…

 Tính đến tháng 8 năm 2016, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 3,9 tỷ USD, tăng 1,4% so cùng kỳ năm 2015, đứng thứ bảy về kim ngạch trong tổng số các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu của cả nước.

Máy chế biến gỗ Funing!

Điều khoản thương mại

  • Điều khoản thương mại

ĐIỀU I : PHẠM VI CUNG CẤP

Hai bên đồng ý bán, mua máy gia công gỗ mới 100%, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc.

ĐIỀU II : THANH TOÁN

Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Số lần thanh toán và hạn thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng.

ĐIỀU III: ĐỊA ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC GIAO NHẬN HÀNG

– Địa điểm giao nhận hàng do quý khách hàng cung cấp

– Miễn phí vận chuyển trong thành phố Hà Nội (ngoài địa điểm trên quý khách sẽ chịu 100% tiền vận chuyển)

– Hàng hóa được đóng gói theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm cử nhân viên kỹ thuật qua để hướng dẫn quý khách lắp ráp, chạy thử theo đúng Catalogue kèm theo.

– Hàng sẽ được giao sau khi ký Hợp đồng và chúng tôi nhận được tiền thanh toán của quý khách theo quy định tại Điều II của Hợp đồng.

ĐIỀU IV: BẢO HÀNH

– Bảo hành máy trong thời gian 12 tháng phần cơ và 6 tháng phần điện.

– Chúng tôi chịu trách nhiệm bảo hành do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài ra không chịu trách nhiệm bảo hành lỗi do điện yếu, không ổn định, thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, xưởng cháy, bão lụt, do vận hành sai quy cách gây cháy, chập hoặc những chi tiết bào mòn dễ hỏng (Nh­ư: lưỡi cưa, dây cu loa …).Trong trường hợp quý khách có nhu cầu về linh kiện thay thế hoặc các chi tiết bào mòn dễ hỏng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách với giá cả thỏa thuận.

– Ngoài địa điểm Hà Nội quý khách sẽ chịu chi phí lắp đặt, bảo hành, ăn, ở, đi lại cho nhân viên kỹ thuật .

(Số điện thoại Bảo hành:  04- 62948928/ 0932 319 238)

ĐIỀU V: PHẠT HỢP ĐỒNG

1. Trường hợp sau khi đã vận hành, bàn giao máy và đến hạn thanh toán nhưng Bên Mua chưa thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng theo đúng quy định tại Điều II của Hợp đồng thì Bên Bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thu hồi máy và phạt Bên Mua 50% tổng giá trị hợp đồng. Khi đó mọi chi phí phát sinh, phí vận chuyển đi và về kho của Bên Bán sẽ do Bên Mua chịu trách nhiệm.

2. Trong trường hợp quá thời hạn giao hàng 30 ngày nhưng Bên Bán vẫn không có hàng giao hoặc giao không đầy đủ theo điều khoản của Hợp đồng mà không thông báo trước cho Bên Mua thì Bên Mua có quyền hủy hợp đồng, khi đó Bên Bán có trách nhiệm bồi thường cho Bên Mua 20% tổng giá tri hợp đồng.

ĐIỀU VI: ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT

1. Trước khi các khoản tiền hàng chưa được thanh toán hết, hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, bên bán có quyền thu hồi hàng hóa bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông qua các thủ tục pháp lý hoặc sự đồng ý của bên mua.

2. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản và điều kiện đã nêu trong Hợp đồng, bất kỳ sự thay đổi hay bổ sung nào cũng phải được cam kết bằng văn bản  do cả hai bên cùng ký nhận. Mọi thay đổi đơn phương đều không có giá trị pháp lý. Bên nào vi phạm Hợp đồng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và phải đền bù mọi tổn thất gây ra cho bên bị hại. Nếu tranh chấp xảy ra trước tiên phải giải quyết bằng thương lượng,trong trường hợp không giải quyết được sẽ đưa ra Tòa án kinh tế Thành phố Hà Nội , phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng của cả hai bên.

Cam kết chất lượng

 Công ty Aquavie là doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại máy chế biến gỗ hàng đầu Việt Nam như máy cưa bàn trượt, máy dán cạnh, máy khoan giàn,… Nghành công nghiệp chế biến gỗ ngày càng phát triển, sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để đứng vững trên thị trường cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh, sử dụng công nghệ máy móc hiện đại. Doanh nghiệp muốn tồn tại bắt buộc phải sử dụng máy móc tốt nhất, công nghệ hiện đại nhất. Máy chế biến gỗ Aquavie ra đời, tạo nền móng vững chắc cho nhà sản xuất nghành công nghiệp gỗ. Làm kinh doanh không khó, chỉ cần có máy chế biến gỗ Aquavie

Thương hiệu Funing  hay Hold đã không còn quá xa lạ với các xưởng sản xuất gỗ tại Việt Nam. Máy móc của chúng tôi đã được kiểm nghiệm chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Tất cả sản phẩm, máy chế biến gỗ đã nằm sẵn trong kho. Các sản phẩm máy chế biến gỗ chất lượng cao, mang lợi nhuận khủng cho khách hàng. Sản phẩm tạo ra hoàn hảo. Phế phẩm ít nhất, giảm tối đa lao động đứng máy cũng như đòi hỏi thạo tay nghề.Vận hành dễ dàng thực hiện và bảo trì tiện lợi.

Cam kết của công ty Aquavie đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ như sau:

+  Máy mới 100% và nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài; với đầy đủ chứng từ nhập khẩu (C/O; C/Q)

+ Công ty luôn lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển của mình. Vì vậy, chúng tôi cam kết chỉ mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính hãng, bảo đảm đúng chất lượng, quy cách, chủng loại, đúng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất;

+ Chúng tôi bảo đảm các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất và đều được kiểm tra thực nghiệm trước khi xuất xưởng để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra, nhằm mang đến cho Quý khách hàng sản phẩm chất lượng tốt nhất và đáng tin cậy nhất.

  • An tâm khi mua hàng :

+ Trước bán hàng, đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách về sản phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất ;

+ Sau bán hàng, chúng tôi cam kết giao hàng đúng thời gian, đúng chủng loại sản phẩm, đúng địa điểm mà khách hàng yêu cầu;

+  Đội ngũ chuyên viên chăm sóc khách hàng của công ty chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bất cứ khi nào khách hàng cần.

Ưu điểm khi khách hàng chọn mua sản phẩm  máy chế biến gỗ tại Aquavie

+ Miễn phí vận chuyển và lắp đặt trong phạm vi Hà Nội;

+ Thay thế linh phụ kiên giá hợp lý;

+ Hỗ trợ giá tốt nhất cho khách hàng khi mua các sản phẩm khác tại Aquavie;

+ Cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh (đi kèm với những chế độ dịch vụ hậu mãi tốt nhất);

+  Đặt chữ tín lên hàng đầu;

+ Tự đặt mình vào địa vị của khách hàng;

+ Làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng và thái độ phục vụ chuyên nghiệp.

Công ty Aquavie rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Trân trọng !

Chính sách bán hàng

1. Hình thức mua hàng

  • Khách hàng truy cập vào website: http://thegioimaychebiengo.com, lựa chọn sản phẩm và thiết lập đơn hàng;
  • Liên hệ với nhân viên kinh doanh, hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng bằng điện thoại, email, chat…
  • Qúy khách hàng có thể tới showroom hoặc văn phòng của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie để được nhân viên hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
  • SĐT: 0466 578928
  • Hotline: 0983.132.389
  • Showroom 1: Trạm Trôi- Hoài Đức- Hà Nội
  • Showroom 2 : KCN Bình Phú- Thạch Thất- Hà Nội

2. Thanh toán

  • Đối với khách hàng mua máy trực tiếp tại công ty, hoặc showroom sẽ thanh toán theo điều khoản trong hợp đồng;
  • Đối với khách hàng mua máy bằng hình thức online sẽ thanh toán 100% đơn hàng qua chuyển khoản. Quý khách vui lòng fax hoặc scan và e-mail thông báo chuyển tiền qua Ngân hàng tới Aquavie. Sau khi ngân hàng xác nhận số tiền chuyển khoản đã tới tài khoản của Aquavie, chúng tôi sẽ chuyển hàng ngay cho Quý khách theo Phương thức vận chuyển thỏa thuận.

3. Vận chuyển và giao nhận

  • Miễn phí vận chuyển trong thành phố Hà Nội. Ngoài địa điểm trên, quý khách sẽ chịu 100% tiền vận chuyển.
  • Phương thức vận chuyển bao gồm các phương án: đường sắt, đường bộ, đường không và đường biển do các công ty vận chuyển đảm nhận. Aquavie có thể giới thiệu giúp Quý khách các đơn vị vận chuyển nhưng công ty vận chuyển cụ thể thì do khách hàng chỉ định. Nếu đơn hàng được miễn phí vận chuyển thì Aquavie giữ quyền lựa chọn Phương thức vận chuyển. Trong trường hợp đơn hàng không được miễn phí vận chuyển nếu do bên vận chuyển xác nhận là cần trả trước thì Quý khách cần chuyển cho Aquavie tiền hàng hóa + tiền vận chuyển, nếu là phí vận chuyển trả sau thì Quý khách chỉ chuyển trước tiền hàng hóa.

4. Bảo hành và dịch vụ sau bán hàng

  • Tất cả các sản phẩm do Aquavie bán ra đều được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất, thể hiện rõ trên hợp đồng mua bán.
  • Sau thời gian bảo hành, nếu khách hàng có nhu cầu, Aquavie sẽ cung cấp các dịch vụ bảo trì, sữa chữa theo yêu cầu của khách hàng.
  • Linh kiện thay thế với giá ưu đãi.

Vì sự phát triển bền vững của công ty, chúng tôi luôn cam kết làm hài lòng khách hàng cao nhất. Nếu bạn có bất kỳ góp ý giúp chúng tôi cải thiện dịch vụ bán hàng tốt hơn, xin vui lòng liên hệ với công ty theo địa chỉ sau:

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie

Add: Số 25, Ngõ 2, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội

Tel: 0466 578928

Email: funing.hn@gmail.com

Ngành gỗ rộng cửa xuất khẩu

  • Ngành gỗ rộng cửa xuất khẩu

Những năm gần đây, ngành gỗ có tốc độ tăng trưởng khá khả quan, ở mức 15 – 20%/năm. Nếu như năm 2015, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, thì dự kiến cả năm nay, con số này có thể đạt tới 7,3 tỷ USD.

Theo Bộ NN&PTNT, 9 tháng đầu năm 2016, ước giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường NK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 69% tổng giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị XK gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (18%), Anh (12,4%), Trung Quốc (11,3%) và Australia (9%). Còn nhiều dư địa xuất khẩu

Tại hội thảo “Ngành công nghiệp chế biến gỗ: Mở rộng cơ hội XK” diễn ra ngày 4/10, ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhận định, những năm gần đây, ngành gỗ có tốc độ tăng trưởng khá khả quan ở mức 15 – 20%/năm. Nếu như năm 2015, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức 6,9 tỷ USD thì dự kiến cả năm nay số này có thể đạt tới 7,3 tỷ USD. Thậm chí, trong năm 2017, dự kiến XK gỗ và sản phẩm gỗ có thể cán mốc 8 tỷ USD.

Nhu cầu sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ của thị trường thế giới rất rộng lớn, không dưới 240 tỷ USD/năm, riêng thị trường Mỹ không dưới 30 tỷ USD/năm, thị trường EU không dưới 85 tỷ USD/năm. Như vậy, cơ hội mở rộng XK gỗ và các sản phẩm gỗ cho các DN còn rất lớn bởi nhu cầu hiện nay của thế giới ngày càng tăng cao.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA), cho biết kim ngạch XK gỗ tại 70 quốc gia trên thế giới đạt gần 138 tỷ USD, con số này đại diện cho các quốc gia XK đại diện cho 95% nhà sản xuất và tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới. Việt Nam đạt 5%, đứng thứ 5 thế giới về XK đồ gỗ, đứng thứ 2 ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á.

Xét về phương tiện tiêu dùng, hiện tiêu dùng gỗ toàn cầu trong năm 2015 đạt khoảng 467,7 tỷ USD, trong đó sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đưa ra thị trường mới chỉ chiếm khoảng 1,65%, như vậy xuất phát điểm của chúng ta còn thấp, dư địa XK và phát triển còn nhiều.

nganh-go-rong-cua-xuat-khau

Nhiều cơ chế chính sách cho ngành gỗ hiện rất thông thoáng

Bên cạnh đó, đến nay, tình trạng suy thoái kinh tế của châu Âu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Trong 5 năm qua, thị trường sản xuất và XK đồ gỗ ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi đều không tăng. Ở Bắc Mỹ tăng lên chút xíu nhưng không đáng kể, duy chỉ có châu Á là tăng với một độ dốc đáng kể.

Ở châu Á có 2 cường quốc sản xuất đồ gỗ lớn là Trung Quốc chiếm tỷ trọng XK tới 38%, Việt Nam chiếm tỷ trọng 5%, như vậy độ lệch giữa người đứng thứ năm và người đứng thứ nhất là quá xa. Trong khi đó, Trung Quốc đang gặp bất lợi là thị trường Mỹ đang áp thuế chống bán phá giá đối với đồ gỗ của họ, sức cạnh tranh giảm đi. Đây là cơ hội để chúng ta có thể phát triển thị phần XK đồ gỗ của mình trên thế giới.

Các tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, đặc biệt là việc tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… cũng mang nhiều tín hiệu tích cực tới ngành gỗ.

Theo ông Quyền, trong các hiệp định song phương và đa phương như TPP có lộ trình cam kết giảm thuế, nhưng bản thân ngành gỗ Việt Nam từ 2006 đến nay, thuế XK bằng 0, thuế NK nguyên liệu bằng 0, nên sự tác động không lớn. Các rào cản phi thuế quan cũng không gây nhiều khó khăn cho ngành gỗ. Ngoài ra, thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách cho ngành gỗ hiện rất thông thoáng, tạo điều kiện để DN XK hoạt động thuận lợi. Tất cả các yếu tố này góp phần mở rộng cơ hội XK cho toàn ngành.

Chuẩn bị tốt để đón cơ hội

Cơ hội cho các DN gỗ tuy nhiều, nhưng vấn đề là làm sao để các DN tận dụng được cơ hội này.

Ts. Tô Xuân Phúc – tổ chức Forest Trends, cho rằng hội nhập sâu, Việt Nam ký kết nhiều hiệp định trong đó có TPP, cơ hội đến từ TPP không phải từ vấn đề thuế mà cơ hội chính là đánh bóng ngành gỗ.

Để làm được điều này, một trong những việc cần làm là loại bỏ rủi ro trong thương mại sản phẩm gỗ. Hiện rủi ro đang tồn tại trong ngành gỗ là việc sử dụng gỗ có nguồn gốc không rõ ràng, đặc biệt là các sản phẩm rừng nhiệt đới. Loại bỏ rủi ro nghĩa là không sử dụng các sản phẩm này nữa.

Hiện nay các sản phẩm gỗ có từ khu rừng nhiệt đới XK sang các nước này hiện tại tương đối nhỏ và chỉ có một số DN tham gia vào, nên ông Phúc cho rằng loại bỏ những rủi ro này hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, việc này không chỉ trông chờ vào các DN, mà cần sự tham gia của cả các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh việc loại bỏ rủi ro, rất cần các chính sách thúc đẩy phát triển. Một trong những mảng chính sách cần phát triển đó là cập nhật thông tin thị trường cho các DN về những loại hình rủi ro, trong đó có những rủi ro về những loại gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu.

Bên cạnh cơ hội lớn cho ngành gỗ, ông Quyền trăn trở: “Chúng ta tự hào ngành gỗ XK đi nhiều nước, nhưng trăn trở lớn là gỗ Việt Nam XK ra nước ngoài vẫn bán giá FOB tại cảng Việt Nam, chưa bán được giá CIF (giá FOB thấp hơn rất nhiều so với giá CIF). Muốn XK được giá CIF, các DN phải nâng cao tính chuyên nghiệp, hiểu biết rành rọt về thương mại quốc tế, phải giải trình được tất cả các yêu cầu của thị trường NK. Hiện các DN Việt Nam vẫn chưa làm được điều này”.

Ông Quyền cho rằng muốn tận dụng cơ hội, các DN Việt Nam phải làm rất nhiều việc, tuy nhiên, quan trọng nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ. Hiện đây là hạn chế rất lớn, ở Việt Nam chưa có trường đào tạo công nhân lành nghề.

Ông Quyền cho biết, trước kia cũng từng có trường đào tạo công nhân, nhưng giờ đã trở thành trường cao đẳng, không đào tạo công nhân nữa. Đội ngũ cán bộ trung gian cho ngành gỗ cũng rất hạn chế, tính chuyên nghiệp của công nhân ngành gỗ còn rất yếu. Đây là vấn đề bức xúc nhất cần phải làm trong thời gian tới.

Máy chế biến gỗ Funing!